Sâu răng – Hiểu để phòng hơn chữa

Tình trạng sâu răng có thể gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau từ trẻ nhỏ mới mọc răng sữa tới người lớn tuổi. Nguyên nhân của quá trình sâu răng đều bắt nguồn từ việc vệ sinh răng miệng kém hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách. Với sâu răng các bác sỹ luôn khuyến cáo phòng hơn chữa.

Nhưng làm thế nào để phòng tránh là điều không phải ai cũng biết. Lắng nghe những chia sẻ từ chuyên gia chăm sóc răng tại nha khoa Châu Thành để có thêm kiến thức phòng tránh sâu răng tại nhà.

Sâu răng là gì? Nguyên nhân dẫn đến sâu răng

>>> Khái niệm sâu răng:

Sâu răng là một cách gọi khác của tình trạng hư hại men răng ngà răng, có chiều hướng xâm hại tới tủy răng.

Đường trong thức ăn và đồ uống phản ứng với vi khuẩn có trong mảng bám trên răng hình thành nên các chất axit. Các axit này có thể dần dần làm mềm và hòa tan men răng và ngà răng dẫn đến tình trạng sâu răng.

Khi bị sâu răng, bạn có thể không cảm thấy đau cho đến khi tình trạng trở nên khá nghiêm trọng. Sâu răng có thể được chữa trị ở giai đoạn đầu. Vì vậy, điều tiên quyết ở đây là, ngay cả khi không cảm thấy đau, bạn cũng nên đi kiểm tra răng miệng thường xuyên để nha sĩ có thể phát hiện những dấu hiệu sớm của bệnh sâu răng và giúp bạn chữa trị nó.

>>> Những ảnh hưởng của sâu răng tới sức khỏe

Sâu răng có thể gặp ở mọi lứa tuổi và tác hại cũng khôn lường đến sức khỏe. Sâu răng có thể gây đau nhức và những biến chứng viêm tủy, viêm quanh chân răng, sâu răng còn gây ra những trở ngại về giao tiếp như hơi thở hôi, ngả màu men răng… Vì thế cần có những hiểu biết để phòng ngừa và đi điều trị sớm nếu mắc bệnh.

Biểu hiện khi bị sâu răng

Răng là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi khi bị tổn thương, phải chữa trị. Sâu răng phát triển theo quá trình thông thường phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng.

♥ Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra.

♥ Một thời gian sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau khi có thức ăn nóng giắt vào. Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hóa, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn.

♠ Khi răng đau kéo dài, hoặc mức độ đau gia tăng thì rất có thể tủy răng đã bị viêm. Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi khó chịu.

Cách phòng bệnh sâu răng hữu hiệu

» Trước hết phải vệ sinh răng miệng sau khi ăn (tối đa 15p sau khi ăn), trước khi đi ngủ.

» Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường.

» Trẻ em trong thời kỳ mọc răng, thay răng càng phải đặc biệt quan tâm đến hàm răng, như cho trẻ ăn đủ chất tạo răng, đánh răng và dạy trẻ biết đánh răng cho mình.

» Dùng kem đánh răng có chứa flourine, có thể dùng thêm nước súc miệng diệt khuẩn sau bữa ăn.

» Những phụ nữ mang thai cần bổ sung calcium để trẻ sinh ra không bị thiếu chất tạo răng.

» Mọi người cũng cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng, có các biện pháp điều trị phù hợp.

Khi bị sâu răng nên làm thế nào?

Tùy vào mức độ sâu răng, nha sỹ sẽ đưa ra hướng giải quyết cụ thể.

♦ Sâu răng mức độ nhẹ cần vệ sinh răng, hàn trám răng

♦ Mức độ nặng, sâu răng gây viêm tủy cần triệt tủy sau đó lắp chụp sứ để bảo vệ răng

Chi phí hàn trám răng dao động trong khoảng từ 200.000 – 300.000 VNĐ

Chi phí triệt tủy bằng máy có giá 2.000.000 VNĐ

Chi phí chụp sứ sẽ tùy thuộc vào dòng sứ khách hàng lựa chọn có giá từ 1.500.000 – 12.000.000 VNĐ/ răng.

RĂNG BẠN BỊ Ê BUỐT. LIỆU BẠN CÓ BỊ SÂU RĂNG HAY KHÔNG?

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN CÙNG BÁC SỸ NGAY!

Hoặc

Nguồn: https://nhakhoachauthanh.com

Tin nổi bật
    chat
    Chào bạn
    Bác sĩ đã sẵn sàng tư vấn
    Gửi tư vấn
    CHAT NGAY
    090.497.3236 090.497.3236
    chat
    Chào bạn
    Bác sĩ đã sẵn sàng tư vấn