Răng sữa lung lay, gẫy đi và răng vĩnh viễn thay thế là quy luật tất yếu. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp răng sữa chưa lung lay nhưng mầm răng vĩnh viễn đã nhô lên. Khi gặp phải trường hợp này nên làm thế nào? Có nên nhổ bỏ răng sữa không?
Răng sữa lung lay có nên nhổ không?
Răng sữa lung lay có nên nhổ không?
Khi răng sữa lung lay chứng tỏ mầm răng vĩnh viễn đã được hình thành khiến chân răng sữa bi tiêu. Trong trường hợp này mình nên nhổ bỏ răng sữa để răng vĩnh viễn được phát triển tự nhiên.
Nhưng cần lưu ý nhổ nhẹ nhàng, không làm đau các bé.
Phụ huynh có thể đưa con em mình tới nha khoa, các bác sỹ sẽ sử dụng dụng cụ hỗ trợ giảm đau cho các bé.
Răng sữa chưa lung lay có nên nhổ không?
Răng sữa chưa lung lay nhưng răng vĩnh viễn đã mọc lệch vào trong không phải là trường hợp hiếm gặp ở trẻ nhỏ.
Nguyên nhân của việc này chính là do mầm răng vĩnh viễn mọc lệch nên không làm tiêu chân răng sữa hoặc chỉ làm tiêu một phần không đáng kể của chân răng sữa.Trong trường hợp này bắt buộc phải nhổ răng sữa dù chưa lung lay.
Cần nhổ răng sữa để răng vĩnh viễn không bị mọc lêch lạc
Nếu răng vĩnh viễn đã mọc lệch vào bên trong mà không kịp thời nhổ răng sữa, để nhường vị trí cho răng vĩnh viễn, sẽ khiến cho răng vĩnh viễn phát triển không đúng vị trí, xô lệch, lớn có thể xảy ra tình trạng sai khớp cắn ảnh hưởng tới quá trình ăn nhai và không có tính thẩm mỹ.
Khi thấy những trường hợp bất thường này thì phải đưa trẻ tới ngay trung tâm nha khoa để các bác sĩ xử lý nhổ bỏ răng sữa kịp thời.
Tuyệt đối không được tự ý nhổ răng sữa ở nhà khi chưa lung lay. Răng sữa chưa lung lay nhổ rất khó, cố gắng nhổ sẽ làm đau bé, nhổ không đúng cách làm sót chân răng, ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn đang mọc và nhiều tác hại khác.
Quá trình thay răng sữa được diễn ra như thế nào?
Thứ tự mọc và thay răng ở trẻ
Thật ra hầu hết những chiếc răng sữa lung lay và rụng theo quy luật. Các bậc cha mẹ chỉ cần nắm chắc được quy luật thay răng này sẽ dễ dàng kiểm soát tình hình thay răng của bé.
Dưới đây là quy luật chung, vẫn có những trường hợp bé thay răng sớm hoặc trễ hơn so với độ tuổi trong quy luật.
– Răng cửa giữa: 5 – 7 tuổi
– Răng cửa trên: 7- 8 tuổi
– Răng hàm sữa thứ nhất: 9 – 10 tuổi
– Răng nanh sữa: 10 – 11 tuổi
– Răng hàm sữa thứ 2: 11 – 12 tuổi
Khoảng thời gian này, cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra răng của bé, cho bé đánh răng và sử dụng nước xúc miệng thường xuyên, khi phát hiện thấy răng mọc bất thường thì nên cho trẻ tới nha khoa uy tín khám và điều trị sớm.
Mọi vấn đề về răng miệng được điều trị đúng thời điểm sẽ rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí.
Phụ huynh cần tư vấn thêm có thể liên hệ với nha khoa Châu Thành qua số HOTLINE hoặc đăng ký thông tin bên dưới.
NHA KHOA MIỄN PHÍ THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN CHO KHÁCH HÀNG.
Hoặc