Điều trị tủy răng như thế nào là đúng?

Điều trị tủy răng là dịch vụ không quá xa lạ trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi nào cần điều trị tủy răng và liệu điều trị tủy răng có gây ảnh hưởng gì tới chức năng của răng sau này không thì không phải ai cũng biết. Lắng nghe những chia sẻ của bác sỹ nha khoa để có cài nhìn chi tiết và khách quan hơn về vấn đề này.

Khi nào cần điều trị tủy răng?

– Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, răng không được vệ sinh tốt, cặn thức ăn và vi khuẩn tạo thành các mảng bám trên răng làm nguy cơ sâu răng và viêm chân răng.

– Lâu dần, sâu răng sẽ lấn qua men răng, ngà răng và cuối cùng là tủy răng gây viêm tủy. Tủy răng bị viêm sẽ làm gia tăng hoạt động của các tế bào và lượng máu lưu thông làm tăng áp lực bên trong tủy gây đau răng.

– Thông thường bạn sẽ cảm thấy đau khi cắn, nhai hoặc cảm giác ê buốt, nhức khi  tiếp xúc với đồ ăn nóng hoặc lạnh.

– Răng bị viêm tủy không tự lành lại được. Nếu không điều trị, nhiễm trùng sẽ lan rộng, vùng xương quanh răng sẽ bị thoái hóa, răng có thể bị rụng bất cứ lúc nào.

Các trường hợp cần triệt tủy răng

– Khi bị viêm tủy nặng cơn đau dữ dội hơn. Lúc đó hoặc nhổ răng hoặc lấy hết tủy viêm ra và giữ lại thân răng, nhưng nhổ răng có thể dẫn đến sự nghiêng lệch của những răng kế cận, sai khớp cắn và tiêu xương.

Vì vậy sau nhổ răng cần trồng một răng mới bằng phương pháp cấy ghép implant hoặc phương pháp cầu răng cả 2 giải pháp này đắt tiền hơn điều trị tủy răng nhiều. Nếu còn có thể giữ lại thân răng thì tốt nhất là hãy giữ lại răng nguyên thủy của bạn bằng cách điều trị tủy răng.

Điều trị tủy răng là gì?

Mô phỏng hiệu quả sau khiu điều trị tủy răng

Mô phỏng hiệu quả sau khi điều trị tủy răng

Điều trị tủy hay lấy tủy răng bị viêm là phương pháp điều trị nha khoa nhằm giữ lại thân răng và làm sạch ống tủy bị viêm để tạo hình lại ống tủy nhân.

Ống tủy sẽ được trám kín bằng một vật liệu đặc biệt trong nha khoa để ngăn ngừa sự tái viêm nhiễm của răng. Tiếp theo răng được trám kín vĩnh viễn hoặc bọc chụp răng sứ thẩm mỹ để đảm bảo chức năng của răng đó.

Quy trình tiến hành điều trị tủy răng an toàn

>>> VIDEO mổ phỏng quá trình triệt tủy từ A – Z


Quá trình điều trị tủy răng thường bao gồm 1 đến 3 buổi hẹn.

 Trước tiên bạn sẽ được gây tê tại chỗ để làm tê khu vực có răng đau giúp quá trình điều trị được diễn ra an toàn và không gây khó chịu cho bạn.

 Sau đó, nha sĩ sẽ khoan một lổ từ thân răng xuống buồng tủy và đi dọc theo ống tủy bị viêm lấy sạch mô tủy bị bệnh và tạo hình lại.

 Kế đến, bác sỹ sử dụng bông tẩm thuốc đặt vào trong răng để diệt vi khuẩn. Tùy theo tình trạng răng, mà thân răng được hàn tạm thời để chống lại sự tái nhiễm bẩn hoặc răng được mở trống để dẫn lưu hoặc nha sĩ sẽ đi ngay vào giai đoạn trám bít ống tủy.

Nếu hàn tạm, thì lần hẹn kế, miếng trám tạm được lấy đi, buồng tủy và ống tủy được trám bít với Guttapercha hoặc những vật liệu khác để ngăn sự tái viêm nhiễm.

Nếu răng còn yếu, một chốt kim loại có thể được đặt vào ống tủy để tăng cường nâng đỡ răng, một khi được trám thì ống tủy được hàn kín vĩnh viễn. Cuối cùng nha sĩ thường bọc răng đó lại bằng chụp sứ để  đảm bảo răng sẽ không bị vỡ  và cải thiện hình dáng bên ngoài của răng.

>>> VIDEO cận cảnh triệt tủy răng bằng máy PROPEX II

Quy trình cụ thể bao gồm:

 Bước 1
Sau khi răng được chích thuốc tê, nha sĩ sẽ khoang một lỗ hổng xuyên qua thân răng vào buồng tủy.

Bước 2
Xác định chiều dài của ống chân răng.

Bước 3
Rút ra phần tủy bị hư. Ống chân răng được làm sạch, mở rộng và điều chỉnh hình dạng.

Bước 4
Ống chân răng được độn và hàn lại. Một trụ bằng kim loại có thể được gắn vào để củng cố răng hoặc giữ lại các chất dùng để phục hồi răng.

Bước 5
Răng được tạm thời trám lại. Thường thì mão chụp răng bằng vàng hoặc sứ giúp bảo vệ thêm cho răng.

Chất độn trong ống chân răng có lẽ sẽ vĩnh viễn ở trong đó, nhưng sau này bạn có thể cần thay thế chất trám hoặc mão chụp răng.

Sau khi điều trị tủy răng cần làm gì để bảo vệ răng chắc khỏe?

Tủy răng có chức năng cảm nhận những tác động từ bên ngoài đến răng và cho ra cảm giác ê, buôt hay đau nhức mà bạn thường thấy. Nói một cách khác thì tủy răng chính là bộ phận cảm nhận của răng, đồng thời cũng là nguồn nuôi sống răng.

Khi tủy răng không còn, răng bị giòn và dễ vỡ do vậy cần trám răng vĩnh viễn hoặc bọc răng sư thẩm mỹ để bảo vệ chức năng răng và tăng tính thẩm mỹ.

Đồng thời cần tái khám định kỳ và đề cao công tác vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Tin nổi bật
    chat
    Chào bạn
    Bác sĩ đã sẵn sàng tư vấn
    Gửi tư vấn
    CHAT NGAY
    090.497.3236 090.497.3236
    chat
    Chào bạn
    Bác sĩ đã sẵn sàng tư vấn